Viện Triết học Phát triển tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm Ngày Triết học thế giới

 22-11-2019



KYLUC.VN | VIETKINGS - Bằng cách kỷ niệm Ngày triết học thế giới mỗi năm, UNESCO nhấn mạnh giá trị lâu dài của triết học đối với sự phát triển tư tưởng của con người, cho mỗi nền văn hóa và cho mỗi cá nhân. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận thống nhất tinh thần cơ bản của "Thông điệp Triết học Phát triển" và thảo luận thông qua dự kiến các chương trình hội thảo triết học với tầm nhìn 10 năm tới nhân Lễ Kỷ niệm Ngày Triết học Thế giới do Viện Triết học Phát triển sẽ định kỳ tổ chức hàng năm kể từ năm 2019.

NGÀY TRIẾT HỌC THẾ GIỚI

Triết học là nghiên cứu về bản chất của thực tế và sự tồn tại, về những gì có thể biết, và về hành vi đúng và sai. Nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp phílosophía, có nghĩa là 'tình yêu của trí tuệ'. Đó là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong suy nghĩ của con người vì nó khao khát có được ý nghĩa của cuộc sống.

Chân dung Karl Marx được nhìn thấy từ Hội thảo triết học nhân Ngày Triết học Thế giới năm 2019, Tp. HCM. Ảnh: Khang Nguyễn | VIETKINGS

Ngày triết học thế giới được UNESCO (Tổ chức khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc) giới thiệu vào năm 2002 với các mục tiêu sau:

  • Đổi mới cam kết triết học quốc gia, tiểu vùng, khu vực và quốc tế;
  • Thúc đẩy phân tích triết học, nghiên cứu và nghiên cứu về các vấn đề lớn đương đại, để đáp ứng hiệu quả hơn với những thách thức đang đối mặt với nhân loại ngày nay;
  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của triết học và việc sử dụng nó trong các lựa chọn phát sinh cho nhiều xã hội từ những tác động của toàn cầu hóa hoặc đi vào hiện đại;
  • Đánh giá tình trạng giảng dạy triết học trên toàn thế giới, đặc biệt chú trọng đến việc tiếp cận bất bình đẳng;
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập hóa giảng dạy triết học cho các thế hệ tương lai.

Năm 2005, Đại hội đồng UNESCO đã tuyên bố rằng Ngày triết học thế giới sẽ được tổ chức vào ngày thứ năm thứ ba của tháng 11 hằng năm.

Ngày Triết học thế giới năm 2019 nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của triết học trong các bối cảnh khu vực khác nhau. Mục tiêu là để có được những đóng góp của khu vực cho các cuộc tranh luận toàn cầu về những thách thức đương đại hỗ trợ các biến đổi xã hội. Mục đích của phương pháp này là thúc đẩy các động lực khu vực, kích thích sự hợp tác toàn cầu để giải quyết các thách thức lớn như di cư, cực đoan, thay đổi môi trường hoặc trí tuệ nhân tạo.

"PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0"

Năm 2019, Viện Triết học Phát triển phối hợp cùng Viện Kỷ lục Việt Nam đã cùng tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Triết học Thế giới. Đặc biệt, cùng với lễ kỷ niệm còn diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển triết học và Triết học Phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

Sự kiện có sự tham gia của hơn 50 các nhà triết học, nhà khoa học và lý luận trên cả nước.

TS. Hồ Bá Thâm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings 

GS. Nguyễn Trọng Chuẩn - nguyên Viện trưởng Viện Triết học. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings

Đoàn chủ tịch buổi hội thảo gồm: Tiến sĩ Hồ Bá Thâm - nguyên Chuyên viên cao cấp; Vụ trưởng- Giám đốc Chi nhánh NXB Chính trị Quốc gia; GS. Nguyễn Trọng Chuẩn - nguyên Viện trưởng Viện Triết học; TS. Nguyễn Huỳnh Thanh - Viện trưởng Viện Triết học Phát triển và GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

TS. Nguyễn Huỳnh Thanh (phải) - Viện trưởng Viện Triết học Phát triển và GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền (trái) - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Phạm Đình Phong (giữa) - Viện trưởng Viện võ học Việt Nam và Ông Dương Duy Lâm Viên (phải), Viện Trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam tại hội thảo. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings

Trong khuôn khổ buổi lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học cũng sẽ diễn ra lễ ký chương trình hợp tác trong năm 2020 giữa Viện Triết học Phát triển và Viện Nghiên cứu hạt nhân, trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhằm cụ thể hóa những thỏa thuận được hai bên ký kết mới đây (ngày 18/11/2019), tại Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng.

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục đã báo cáo, trình bày, thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có những trăn trở và nêu lên một số vấn đề mới về triết học va triết học phát triển, nhất là khía cạnh triết học công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 từ các thành tựu mới của khoa học hạ nguyên tử và từ các bản chất năng lượng và thông tin của vũ trụ. Đồng thời, hội thảo cũng nêu lên yêu cầu về đổi mới công tác nghiên cứu, giáo dục triết học nói riêng, cũng như cải cách giáo dục Việt Nam nói chung nhằm góp phần phát triển đất nước giáu mạnh, hùng cường, nhất là việc cần thiết có những hành động "tức thờì". Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận thống nhất tinh thần cơ bản của "Thông điệp Triết học Phát triển" và thảo luận thông qua dự kiến các chương trình hội thảo triết học với tầm nhìn 10 năm tới nhân Lễ Kỷ niệm Ngày Triết học Thế giới do Viện Triết học Phát triển sẽ định kỳ tổ chức hàng năm kể từ năm 2019.

Sự kiện được tổ chức tại Hội trường T.78 - Văn phòng Trung ương Đảng, với sự tham gia của hơn 50 đại biểu là các nhà nghiên cứu, đến từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM)…

Ông Nguyễn Trọng Cơ (trái) và TS. Nguyễn Huỳnh Thanh ký và trao biên bản hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn UNESCO và Viện Triết học Phát triển. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings

Ông Phạm Quốc Kiệt - Viện trưởng Viện Mật mã Vũ trụ và TS. Nguyễn Huỳnh Thanh ký và trao đổi biên bảo hợp tác. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings

Theo quy định, Ngày Triết học Thế giới sẽ được tổ chức vào các ngày 19/11/2020 và 18/11/2021 cho những năm tiếp theo.

Bằng cách kỷ niệm Ngày triết học thế giới mỗi năm, UNESCO nhấn mạnh giá trị lâu dài của triết học đối với sự phát triển tư tưởng của con người, cho mỗi nền văn hóa và cho mỗi cá nhân. UNESCO luôn được liên kết chặt chẽ với triết học, không phải lý luận hay quy phạm, nhưng cách đặt câu hỏi quan trọng cho phép mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và hành động trong bối cảnh quốc tế.

Một số hoạt động khác tại hội thảo:

Doanh nhân Việt kiều – Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, chủ nhân của Vườn ươm Ước mơ Việt Nam. Ảnh:  Khang Nguyễn | Vietkings
 
PGS. TS. Đặng Hữu Toàn - Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings

 

TS. Phạm Đình Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam. Ảnh: Duy Khang | Vietkings

 

TS. Nguyễn Huỳnh Thanh và TS. Phạm Đình Phong. Ảnh: Duy Khang | Vietkings

 

Đoàn chủ tịch và đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: Khang Nguyễn | Vietkings

 


Khang Nguyễn - KYLUC.VN | VIETKINGS

Theo Viện Kỷ Lục Việt Nam

Nguồn: https://kyluc.vn/tin-tuc/thong-tin/vien-triet-hoc-phat-trien-to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-nhan-ky-niem-ngay-triet-hoc-the-gioi

Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam: Hướng đi mới trong công tác thiện nguyện

 (Chinhphu.vn) - Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam được đặt trên nền tảng lý luận của các nghiên cứu khoa học cơ bản và xây dựng được các kế hoạch hoạt động đa dạng phong phú với nhiều hướng tiếp cận mới phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là làn gió mới trong bối cảnh và thực trạng hiện nay của công tác thiện nguyện ở Việt Nam.


Nhân ngày Gia đình Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh - Viện trưởng Viện Triết học Phát triển, kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam phối hợp trao tặng 1.000 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tại Long An.

Chất lượng hoạt động từ thiện, thiện nguyện chưa cao

Hoạt động từ thiện và thiện nguyện tại Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển nhất định. Nhiều hoạt động được tổ chức thành công, đem lại những lợi ích nhất định cho cộng đồng và được xã hội ghi nhận.

Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động từ thiện và thiện nguyện còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa được khắc phục, đôi lúc dẫn tới sự lệch lạc trong công tác từ thiện và thiện nguyện.

Cụ thể, trong lĩnh vực từ thiện, đã và đang xuất hiện tình trạng làm từ thiện ồ ạt, thiếu kế hoạch, làm từ thiện vì tình cảm nhất thời… dẫn đến hiệu quả của từ thiện không cao.

Về hoạt động thiện nguyện, vấn đề giải quyết và phát triển tâm thức gần như chưa được đặt ra, quy mô hoạt động còn nhỏ bé, rời rạc.

Một số chuyên gia, học giả đã nhận định, thời gian qua, tuy đã xuất hiện rất nhiều những điểm sáng trên cả hai lĩnh vực từ thiện và thiện nguyện, nhưng trong hoạt động không thể hiện được sự khác nhau, bởi nguyên nhân sâu xa là do chưa có được cách phân biệt căn bản giữa hai khái niệm “từ thiện” và “thiện nguyện”.

Thậm chí, đã dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh trong xã hội giữa các hoạt động “từ thiện” và “thiện nguyện”. Nhìn chung, hiệu quả và chất lượng hoạt động từ thiện và thiện nguyện chưa cao. 

Minh chứng là Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có chỉ số Cho đi Quốc tế (World Giving Index) đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Thiện nguyện trong xu hướng 4.0

Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg Về  tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, Chỉ thị đã yêu cầu thực hiện “Kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước… đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam”.

Nhằm thực hiện những nghiên cứu cơ bản về hoạt động tương trợ xã hội trong xu thế cách mạng 4.0, Trung uơng Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ kục Việt Nam, Viện Kỷ lục Việt Nam và Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Triết học Phát triển chính thức triển khai một Chuỗi Hội thảo tinh hoa quốc tế về Thiện nguyện đỉnh cao.

Ngày 26/4/2019, tại TPHCM, Hội thảo tinh hoa Quốc tế lần thứ nhất đã được tổ chức với chủ đề: “Trí tuệ nhân tạo, Blockchain và câu chuyện Thiện nguyện Quốc tế”.

Hội thảo đã công bố Tuyên ngôn Khái luận về Thiện nguyện đỉnh cao trong xu thế cách mạng 4.0 và xuất bản cuốn sách “Hành trình đến Tuyên ngôn Thiện nguyện đỉnh cao và Thiện nguyện quốc tế”.

Tuyên ngôn Thiện nguyện đỉnh cao và Thiện nguyện Quốc tế có các nội dung mang tính công thức như: Thiện nguyện bằng từ thiện cộng với tâm thức; Thiện nguyện đỉnh cao bằng từ thiện cộng với tâm thức cộng trí tuệ nhân tạo và Blockchain; Thiện nguyện Quốc tế là sự kết hợp giữa thiện nguyện đỉnh cao và quy mô quốc tế…

Trên nền tảng lý luận khoa học đó, Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam đã được thành lập. Trung uơng Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xem xét kết nạp Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam làm thành viên chính thức.

Làn gió mới

Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam có tôn chỉ thực hiện các hoạt động tương trợ xã hội trong xu thế 4.0 tại Việt Nam theo các công thức hành động về thiện nguyện đỉnh cao và thiện nguyện Quốc tế đã được hội thảo tuyên ngôn và nội dung cuốn sách mang tính lý luận dẫn đường.

Trụ sở chính của Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam đặt tại 67 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM.

Hoạt động đầu tiên của Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam là phối hợp trao tặng 1.000 xe đạp cho người nghèo trong sự kiện Xác lập Kỷ lục Thế giới của Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam nhân ngày Gia đình Việt Nam tại Long An.

Thời gian tới, Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam sẽ triển khai chương trình có tên gọi “Hành trình Thiện nguyện Việt Nam”.

Theo đó, Hành trình Thiện nguyện Việt Nam là các chương trình bám sát ý nghĩa của các “ngày chủ đề” (trong nước và quốc tế) theo từng tháng trong năm. Nhằm mục đích tạo cơ hội cho các tổ chức và cá nhân thể hiện những hoạt động và đóng góp của mình ở cấp cộng đồng, địa phương và quốc gia trên cơ sở đạt được các mục tiêu về thiện nguyện đỉnh cao và thiện nguyện Quốc tế.

Hành trình Thiện nguyện Việt Nam cũng hướng đến phối hợp chặt chẽ với các đối tác, đoàn thể… để thiết lập các chương trình thiện nguyện quốc gia, từ đó tạo ra và duy trì hoạt động thiện nguyện tại nhiều địa phương trên cả nước và hướng đến quy mô Quốc tế.

Thông qua các hội thảo tinh hoa về “Thiện nguyện đỉnh cao và Thiện nguyện Quốc tế”, các buổi tọa đàm, tập huấn…Hành trình Thiện nguyện Việt Nam hướng tới tập trung nâng cao tâm thức về thiện nguyện một cách bền vững, với phương châm là khai phóng tấm lòng, đề cao tâm thức, đột phá công nghệ, hướng đến Quốc tế.

Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh - Viện trưởng Viện Triết học Phát triển, kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam cho biết: “Bằng cách nâng cao vai trò hỗ trợ của các tổ chức lớn trong và ngoài nước, Hành trình Thiện nguyện Việt Nam đề cao tinh thần hợp tác, xác định vai trò hướng dẫn của cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cùng với vai trò rộng rãi và năng động của các tổ chức phi lợi nhuận, các nhóm cộng đồng, hướng đến mục tiêu vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế”.

Được biết, chuỗi các chương trình hoạt động thường niên với các sự kiện tương trợ xã hôi của Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam được bảo trợ khoa học bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings), Viện Thiện nguyện Thế giới và Viện Vũ trụ học Thế giới.

Hy vọng rằng, với một nền tảng nghiên cứu khoa học vững chắc, với các hoạt động đa dang, phong phú cùng với hướng đi mới, Tổ chức Thiện Nguyện Việt Nam sẽ phát huy vai trò, đóng góp nhiều cho xã hội, đất nước và xa hơn nữa là quốc tế từ đó góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động từ thiện, thiện nguyện. 

Anh Tuấn

Theo Diễn Đàn Doanh Trí 

Nguồn: http://www.doanhtri.net/tin-to-chuc-thien-nguyen-viet-nam--huong-di-moi-trong-cong-tac-thien-nguyen-d63008.html

UEED tham dự Hội thảo Sức khỏe và tuổi thọ con người

Phó Chủ tịch Liên hiệp Kinh tế & Giáo dục (UEED) là Ths. Phan Minh Hà tham dự Chương trình “Hội thảo Sức khỏe và tuổi thọ con người trong nền văn minh nhân loại ngày nay” diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trong cả ngày 7/4/2021 (từ 7h30h đến 17h00) tại Hội trường T 78 (Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) – Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng, đã diễn ra sự kiện “Hội thảo Sức khỏe và tuổi thọ con người trong nền văn minh nhân loại ngày nay” do Viện triết học phát triển, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất, Hội Khoa học Nhân tài Nhân lực Việt Nam tổ chức. Đại diện Liên hiệp Kinh tế & Giáo dục (UEED), bà Phan Minh Hà là Phó Chủ tịch Phụ trách lĩnh vực Giáo dục đã dành thời gian tham dự và đóng góp ý kiến xây dựng cho hội thảo.

Phó chủ tịch UEED là Ths. Phan Minh Hà tham dự hội thảo

Để hướng tới một nền y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân toàn diện, đáp ứng nhu cầu thăm khám chữa bệnh và phổ cập kiến thức về sức khỏe nói chung cho cộng đồng, ngày 7/4, Viện Triết học Phát triển phối hợp Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, Hội người Cao tuổi Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Hội Khoa học Nhân lực Nhân tài Việt Nam TPHCM tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia thường niên về sức khỏe và tuổi thọ với chủ đề “Sức khỏe tuổi thọ trong nền văn minh nhân loại ngày nay”.

Hội thảo đã quy tụ rất nhiều chuyên gia nghiên cứu, bác sĩ đầu ngành thuộc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu, cơ quan ban ngành thuộc Trung ương Đảng, các Hiệp hội có liên quan nhằm đưa ra nhiều góc nhìn và công bố nhiều thông tin, số liệu bổ ích, được cập nhật mới nhất về tình hình sức khỏe và tuổi thọ của dân số thế giới, trong đó có Việt Nam. Tất cả các khách mời đều tham gia chủ trì gồm có:

+ TS Nguyễn Huỳnh Thanh (Viện trưởng Viện Triết học phát triển);
+ PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến (Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Nguyên Uỷ viên Trung Ương Đảng CSVN, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế );
+ Bà Phạm Thị Hải Chuyền (Chủ tịch Hội người cao tuổi VN, nguyên UVTW Đảng CSVN, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và xã hội);
+ PGS,TS, BS Lê Đình Thanh (Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất);
+ ThS Lê Như Hùng (Chủ tịch Hội khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài VN-TPHCM);
+ TS Hồ Bá Thâm, Phó chủ tịch Hội dồng khoa học Viện Triết học phát triển, Phó chủ tịch Hội khoa học Phát triển nguồn nhân lực và nhân tài VN-TPHCM;
– Thư ký: TS. Vũ Thị Mai Oanh.

Hội thảo được sắp xếp thành 2 phiên thảo luận Sáng – Chiều. Trong buổi sáng, Hội thảo đề cập về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cán bộ và nhân dân do PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì chính. Các chuyên gia báo cáo chuyên đề về các nhóm bệnh tật có khả năng xảy ra đối với người cao tuổi, cơ cấu bệnh và cách phòng tránh bệnh tật, giữ sức khỏe trong các trường hợp thay đổi môi trường và nhiều yếu tố nguy hại đến cơ thể người già. Đặc biệt với diễn biến của tình hình dịch Covid19 đang tiến triển khó lường, thì các khuyến cáo dành cho người cao tuổi được tổng kết từ thống kê từ các Bệnh viện lớn trên toàn quốc lại càng được chú ý. Sau đó là thời gian cho các khách mời, cá nhân tham dự thảo luận và đưa ra câu hỏi dành cho dàn chuyên gia và nghỉ trưa.

Người tham dự đặt ra câu hỏi cho hội đồng hội thảo

Sang đến phiên chiều hội thảo có tựa đề: Tuổi thọ con người trong nền văn minh nhân loại ngay nay do Bà Phạm Thị Hải Chuyền (nguyên Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội) thực hiện chủ trì. Trong phiên buổi chiều, các chuyên gia đã công bố nhiều bài tham luận về các loại bệnh ung thư, các vấn đề về dinh dưỡng và nhiều biện pháp được người cao tuổi trên nhiều nước ứng dụng nhằm phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ; kết hợp tôn giáo, các phương pháp có yếu tố về tinh thần, tâm linh tác động đến sức khỏe người già; đề cập đến tác động xấu của môi trường bị xuống cấp đến khả năng duy trì đề kháng của người già; ứng dụng các thiết bị công nghệ trong bảo vệ và theo dõi sức khỏe hàng ngày;..v..v..

Cuối phiên thảo luận, TS. Nguyễn Huỳnh Thanh đại diện đoàn chuyên gia đứng lên để gửi lời cảm ơn đến toàn thể người tham dự, ban tổ chức chương trình và tuyên bố kết thúc Hội Thảo. Sau đó, đoàn chuyên gia, khách mời và mọi người nán lại sân khấu để chụp hình lưu niệm cùng Ban tổ chức chương trình.

Diễn giả trả lời câu hỏi

Tuổi thọ người Việt tăng, số năm khỏe mạnh vẫn thấp

 Thứ 6, 09/04/2021 | 10:24:06

Nhân Ngày Sức khỏe thế giới 2021, ngày 7/4 tại TP.HCM, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện Triết học phát triển và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ TW phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia về sức khỏe và tuổi thọ, với chủ đề “Sức khỏe và tuổi thọ trong nền văn minh nhân loại ngày nay”. 

Các nghiên cứu, tham luận được trình bày tại hội thảo cho thấy, tại Việt Nam, các chính sách chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được cải thiện đã góp phần nâng mức tuổi thọ trung bình của người dân lên đáng kể. Tuổi thọ trung bình năm 1989 là 65,2, đến năm 2019 là 73,6 tuổi.  

Tuy nhiên, mặc dù tuổi thọ trung bình được nâng lên nhưng số năm sống khỏe mạnh lại thấp hơn so với nhiều quốc gia khác do số năm điều trị bệnh tật của người Việt Nam kéo dài hơn. Mặc dù độ tuổi tử vong từ 0-4 tuổi giảm nhưng ở độ tuổi từ nhóm 45-49 tuổi trở lên tỷ lệ tử vong ngày càng cao hơn. Trong đó, đàn ông Việt Nam có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo,để nâng cao chất lượng sống, cần thiết phải thực hiện khám sàng lọc bệnh sớm để kéo dài tuổi thọ cho người dân.

Nguồn TTXVN

Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam: Hướng đi mới trong công tác thiện nguyện

 (Chinhphu.vn) - Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam được đặt trên nền tảng lý luận của các nghiên cứu khoa học cơ bản và xây dựng được các kế hoạch hoạt động đa dạng phong phú với nhiều hướng tiếp cận mới phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là làn gió mới trong bối cảnh và thực trạng hiện nay của công tác thiện nguyện ở Việt Nam.



Nhân ngày Gia đình Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh - Viện trưởng Viện Triết học Phát triển, kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam phối hợp trao tặng 1.000 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tại Long An.
Chất lượng hoạt động từ thiện, thiện nguyện chưa cao
Hoạt động từ thiện và thiện nguyện tại Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển nhất định. Nhiều hoạt động được tổ chức thành công, đem lại những lợi ích nhất định cho cộng đồng và được xã hội ghi nhận.
Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động từ thiện và thiện nguyện còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa được khắc phục, đôi lúc dẫn tới sự lệch lạc trong công tác từ thiện và thiện nguyện.
Cụ thể, trong lĩnh vực từ thiện, đã và đang xuất hiện tình trạng làm từ thiện ồ ạt, thiếu kế hoạch, làm từ thiện vì tình cảm nhất thời… dẫn đến hiệu quả của từ thiện không cao.
Về hoạt động thiện nguyện, vấn đề giải quyết và phát triển tâm thức gần như chưa được đặt ra, quy mô hoạt động còn nhỏ bé, rời rạc.
Một số chuyên gia, học giả đã nhận định, thời gian qua, tuy đã xuất hiện rất nhiều những điểm sáng trên cả hai lĩnh vực từ thiện và thiện nguyện, nhưng trong hoạt động không thể hiện được sự khác nhau, bởi nguyên nhân sâu xa là do chưa có được cách phân biệt căn bản giữa hai khái niệm “từ thiện” và “thiện nguyện”.
Thậm chí, đã dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh trong xã hội giữa các hoạt động “từ thiện” và “thiện nguyện”. Nhìn chung, hiệu quả và chất lượng hoạt động từ thiện và thiện nguyện chưa cao. 
Minh chứng là Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có chỉ số Cho đi Quốc tế (World Giving Index) đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Thiện nguyện trong xu hướng 4.0
Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg Về  tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, Chỉ thị đã yêu cầu thực hiện “Kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước… đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam”.
Nhằm thực hiện những nghiên cứu cơ bản về hoạt động tương trợ xã hội trong xu thế cách mạng 4.0, Trung uơng Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ kục Việt Nam, Viện Kỷ lục Việt Nam và Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Triết học Phát triển chính thức triển khai một Chuỗi Hội thảo tinh hoa quốc tế về Thiện nguyện đỉnh cao.
Ngày 26/4/2019, tại TPHCM, Hội thảo tinh hoa Quốc tế lần thứ nhất đã được tổ chức với chủ đề: “Trí tuệ nhân tạo, Blockchain và câu chuyện Thiện nguyện Quốc tế”.
Hội thảo đã công bố Tuyên ngôn Khái luận về Thiện nguyện đỉnh cao trong xu thế cách mạng 4.0 và xuất bản cuốn sách “Hành trình đến Tuyên ngôn Thiện nguyện đỉnh cao và Thiện nguyện quốc tế”.
Tuyên ngôn Thiện nguyện đỉnh cao và Thiện nguyện Quốc tế có các nội dung mang tính công thức như: Thiện nguyện bằng từ thiện cộng với tâm thức; Thiện nguyện đỉnh cao bằng từ thiện cộng với tâm thức cộng trí tuệ nhân tạo và Blockchain; Thiện nguyện Quốc tế là sự kết hợp giữa thiện nguyện đỉnh cao và quy mô quốc tế…
Trên nền tảng lý luận khoa học đó, Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam đã được thành lập. Trung uơng Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xem xét kết nạp Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam làm thành viên chính thức.
Làn gió mới
Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam có tôn chỉ thực hiện các hoạt động tương trợ xã hội trong xu thế 4.0 tại Việt Nam theo các công thức hành động về thiện nguyện đỉnh cao và thiện nguyện Quốc tế đã được hội thảo tuyên ngôn và nội dung cuốn sách mang tính lý luận dẫn đường.
Trụ sở chính của Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam đặt tại 67 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM.
Hoạt động đầu tiên của Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam là phối hợp trao tặng 1.000 xe đạp cho người nghèo trong sự kiện Xác lập Kỷ lục Thế giới của Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam nhân ngày Gia đình Việt Nam tại Long An.
Thời gian tới, Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam sẽ triển khai chương trình có tên gọi “Hành trình Thiện nguyện Việt Nam”.
Theo đó, Hành trình Thiện nguyện Việt Nam là các chương trình bám sát ý nghĩa của các “ngày chủ đề” (trong nước và quốc tế) theo từng tháng trong năm. Nhằm mục đích tạo cơ hội cho các tổ chức và cá nhân thể hiện những hoạt động và đóng góp của mình ở cấp cộng đồng, địa phương và quốc gia trên cơ sở đạt được các mục tiêu về thiện nguyện đỉnh cao và thiện nguyện Quốc tế.
Hành trình Thiện nguyện Việt Nam cũng hướng đến phối hợp chặt chẽ với các đối tác, đoàn thể… để thiết lập các chương trình thiện nguyện quốc gia, từ đó tạo ra và duy trì hoạt động thiện nguyện tại nhiều địa phương trên cả nước và hướng đến quy mô Quốc tế.
Thông qua các hội thảo tinh hoa về “Thiện nguyện đỉnh cao và Thiện nguyện Quốc tế”, các buổi tọa đàm, tập huấn…Hành trình Thiện nguyện Việt Nam hướng tới tập trung nâng cao tâm thức về thiện nguyện một cách bền vững, với phương châm là khai phóng tấm lòng, đề cao tâm thức, đột phá công nghệ, hướng đến Quốc tế.
Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh - Viện trưởng Viện Triết học Phát triển, kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam cho biết: “Bằng cách nâng cao vai trò hỗ trợ của các tổ chức lớn trong và ngoài nước, Hành trình Thiện nguyện Việt Nam đề cao tinh thần hợp tác, xác định vai trò hướng dẫn của cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cùng với vai trò rộng rãi và năng động của các tổ chức phi lợi nhuận, các nhóm cộng đồng, hướng đến mục tiêu vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế”.
Được biết, chuỗi các chương trình hoạt động thường niên với các sự kiện tương trợ xã hôi của Tổ chức Thiện nguyện Việt Nam được bảo trợ khoa học bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings), Viện Thiện nguyện Thế giới và Viện Vũ trụ học Thế giới.
Hy vọng rằng, với một nền tảng nghiên cứu khoa học vững chắc, với các hoạt động đa dang, phong phú cùng với hướng đi mới, Tổ chức Thiện Nguyện Việt Nam sẽ phát huy vai trò, đóng góp nhiều cho xã hội, đất nước và xa hơn nữa là quốc tế từ đó góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động từ thiện, thiện nguyện.
Tin từ Cổng Thông Tin Chính Phủ (Chinhphu.vn)
Nguồn: https://tphcm.chinhphu.vn/to-chuc-thien-nguyen-viet-nam-huong-di-moi-trong-cong-tac-thien-nguyen-10119237.htm